Tây dương sâm và những tác dụng hữu ích đối với cơ thể

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  21/03/2018

  0 nhận xét

Trên thế giới hiện nay người ta phân loại ra nhiều loại sâm gồm: sâm hoa kỳ(Tây dương sâm), Sâm Canada, sâm Triều Tiên (Cao Ly sâm), Sâm Trung Quốc (Kiết Lâm sâm). Tuy nhiên do chế độ sinh trưởng của mỗi loại sâm khác nhau vì thế chúng hoàn toàn khác nhau về hình thù bên ngoài lẫn tác dụng.Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu về Tây dương sâm cũng như những tác dụng của nó.

 

                                          

 

Tại sao gọi là Tây dương sâm ?

Tây dương sâm là một loại nhân sâm mọc ở Tây bán cầu như Mỹ, Canada, Pháp, nên được gọi là Tây dương nhân sâm, hay Dương sâm, Tây sâm, Hoa Kỳ sâm… tên khoa học là Panax quinquefolium L.

Tây dương sâm được ghi chép sớm nhất trong sách Bản thảo cương mục thập di, sau đó các y thư cổ nổi tiếng như Bản thảo cầu nguyên, Bản thảo tùng tân, Dược tính thiết dụng… đều lần lượt đề cập một cách khá tỷ mỷ.

Câu chuyện về Sâm Mỹ được bắt đầu vào năm 1709, một nhà truyền giáo người Pháp thuộc dòng Jesuit – Cha Jartoux – đã ghi nhận về sâm củ ở Trung Quốc và biên thư cho cha Lafitau ở St Louise, Canada (gần Montreal) mô tả chính xác sự hiện diện của nó. Cha Lafitau đọc thư vào năm 1714 và trong một ngày tình cờ, ông nhận thấy những cây sâm mọc ở gần khu vực ngôi nhà mới của mình. Lượng sâm hoang không đủ cho nhu cầu do vậy những thử nghiệm trồng trọt nó được tiến hành vào năm 1878 ở vườn thực vật tại Jamaica. Tuy nhiên những thử nghiệm này đã không thành công cho đến khi một thợ thiếc đã nghỉ hưu là George Stanton cho nông dân trồng thành công ở Fabius, New York. Câu chuyện của ông được đăng tải trên một tờ báo ở New York vào năm 1897, nhấn mạnh vai trò của bóng râm trong việc trồng thành công nhân sâm, kỹ thuật này thực tế đã được tiến hành ở Hàn Quốc từ nhiều thế kỷ (Yun 2001). Ngày nay nhân sâm hoa kỳ đã được trồng rộng rãi ở Canada, Mỹ, Trung Quốc, New Zealand và Australia.

ĐẶC ĐIỂM NHẬN BIẾT

Về hình dáng bên ngoài, Tây dương sâm trông khá giống với Bạch bì sâm tức là Sâm Mỹ được du nhập theo dòng lịch sử vào trồng tại tỉnh Quảng đông TQ, bởi vậy không ít người bán đã dùng Bạch bì sâm Trung Quốc giả làm Tây dương sâm để kiếm lời. Tuy nhiên, có thể căn cứ vào một số đặc điểm sau của tây dương sâm để phân biệt:

                                                     

– Thân chính hình thoi dẹt hoặc hình trụ tròn, nặng và chắc, đầu trên có vành củ rõ rệt.

– Vỏ bề mặt có vân vòng ngang hoặc có vết sần dạng lỗ, nông, kèm theo các vết nhăn dọc nông và dày, đoạn giữa có đường nhựa cây dạng đốm màu vàng nâu tạo thành những vân vòng rõ nét.

 

                                                       

 

– Bề mặt có màu vàng hoặc vàng nhạt, mặt cắt phẳng, màu trắng ngà dạng bột. Vị hơi đắng, khi nhai có cảm giác hơi cay the và thơm mát.

Nhìn chung, nếu thấy thân sâm tương đối mảnh, bề mặt có vân ngang màu đen, mặt cắt ngang màu trắng, không có các vết mỡ (nhựa cây) dạng đốm vàng nâu, vân vòng ngang không rõ rệt và hương vị tương đối kém thì đó không phải là Tây dương sâm.

Còn nói riêng về Tây dương sâm được nuôi trồng tại Wisconsin Hoa Kỳ lại có thể trạng, màu sắc và hương vị rất ư khác biệt khiến Tây dương sâm trồng tại Quảng Đông Trung Quốc có vỏ đen không thể nào sánh kiệp. Hiện nay, sâm Hoa Kỳ trên thị trường có xu hướng pha trộn để lấy hương vị chứ rất ít cửa hàng bán sâm thuần khiết. Người Mỹ không biết làm quảng bá cho sản phẩm của nước mình mà hoàn toàn để thị trường nội địa bị Trung Quốc khống chế và quyết định

Nếu Nhân sâm Châu Á mang tính dương, giúp cải thiện tuần hoàn, tăng lượng máu, giúp bồi bổ cơ thể sau khi ốm và kích thích hoạt động cơ thể thì ngược lại Tây dương sâm mang tính âm, giúp điều hòa tính dương trong cơ thể và làm mát cơ thể

Tây dương sâm vị ngọt hơi đắng, tính lạnh, có công dụng bổ khí dưỡng âm, thanh hư nhiệt, sinh tân dịch, trừ phiền khát, thường được dùng để chữa các chứng khí hư âm suy hỏa vượng, khái suyễn đàm huyết, hư nhiệt phiền táo, nội nhiệt tiêu khát, miệng táo họng khô.

 

                                                

 

Kết quả nghiên cứu dược lý học hiện đại cho thấy tây dương sâm có những tác dụng cụ thể sau:

*Trấn tĩnh, chống căng thẳng thần kinh quá mức, giảm bớt sự phiền não, tăng sức bền thể lực, chống mệt mỏi suy nhược, tăng khả năng tập trung và ghi nhớ.

*Thúc đẩy quá trình sinh trưởng phát dục, tăng khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu oxy, chống lão hóa.

* Hạ đường huyết, tăng cường chức năng sinh lý Nam giới ( thích hợp dùng cho người tiểu đường kèm yếu sinh lý )

*Ðiều hòa hoạt động của hệ tim mạch, chống choáng do suy nhược và mất máu, chống thiếu máu cơ tim và rối loạn nhịp tim.

*Ðiều chỉnh rối loạn lipid máu: giảm cholesterol và lipoprotein có tỷ trọng thấp, tăng lipoprotein có tỷ trọng cao, chống sự hình thành các gốc tự do, chống tan máu và có khả năng cầm máu.

*Thúc đẩy quá trình chuyển hóa, chống lợi niệu.

*Tăng cường chức năng miễn dịch, nâng cao sức đề kháng của cơ thể và có khả năng chống virus, phòng chống ung thư.

                                                    

CÁC CÁCH DÙNG HIỆU QUẢ :

- Nước sâm: Chọn củ tốt, thái phiến mỏng, ngâm trong nước ít phút rồi hấp cách thủy lấy nước uống. Chữa lao phổi: dùng 5 g tây dương sâm thái lát, cho vào cốc nước ngâm 30 phút rồi hấp cách thủy trong 30 phút, lấy nước uống mỗi ngày 1 lần.

- Trà sâm: Tây dương sâm thái lát mỏng, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày, lần cuối ăn cả bã. Ví dụ: Để chữa đau răng do hư hỏa, họng khô miệng khát, dùng 5 g tây dương sâm thái lát, hãm với nước sôi uống thay trà, dùng liên tục trong vài ngày.

- Bột sâm: Chọn củ tốt, thái phiến, sao qua rồi tán thành bột, đựng trong lọ kín để dùng dần, mỗi ngày uống từ 3-5 g. Công nghệ hiện đại có thể đóng bột sâm thành viên nang, mỗi ngày uống 1-2 viên.

- Cao sâm: Dùng tây dương sâm đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác, ngâm trong nước lạnh cho nở rồi hấp cách thủy với đường thành dạng cao. Ví dụ: Để chữa chứng mất ngủ, mệt mỏi, hay quên, hồi hộp...

- Cháo sâm: Dùng độc vị tây dương sâm hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác đem nấu với gạo thành cháo, chia ăn vài lần trong ngày. Ví dụ, để chữa các chứng ho kéo dài, hen, ho ra máu, sốt dai dẳng không rõ nguyên nhân... do khí âm lưỡng hư, có thể dùng tây dương sâm 3 g, mạch môn 10 g đem nấu với 100 g gạo tẻ thành cháo, ăn trong ngày.

- Cơm sâm: Để chữa các chứng suy nhược cơ thể, suy nhược thần kinh, chán ăn, phù thũng..., dùng bột tây dương sâm 10 g, đại táo 50 g sắc chung, khi đại táo nổi lên thì cho 250 g gạo vào nấu thành cơm, khi ăn có thể trộn thêm một chút đường.

- Viên súp sâm: Để bồi bổ cơ thể, chữa chứng rối loạn tiêu hóa, chán ăn, mệt mỏi, lưng đau, gối mỏi...ghiền tây dương sâm, bạch linh và hoài sơn thành bột mịn rồi trộn đều với bột đậu, đường và mỡ lợn, vê thành viên hoàn có đường kính chừng 1 cm. Cho bột gạo vào nồi, để các viên thuốc lên trên và lắc nồi cho chúng dính bột, tiếp đó nhúng ướt các viên thuốc rồi lại cho vào nồi lắc tiếp như vậy vài lần cho đến khi trở thành viên súp thì thôi, cuối cùng đem luộc chín là được. Những viên súp này có công dụng bổ tỳ kiện vị, ích khí bổ thận, người khỏe mạnh, người cao tuổi dùng thường xuyên có thể kéo dài tuổi thọ, tinh thần sung mãn.