Thuốc bổ hư

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  26/08/2018

  0 nhận xét

 

 

Những thuốc có thể bổ sung các chất cho cơ thể, tăng cường chức năng cơ thể để nâng cao năng lực phòng chống bệnh và loại trừ chứng hư nhược được gọi là thuốc bổ hư, còn được gọi là thuốc bổ dưỡng hoặc thuốc tẩm bổ. Phần lớn thuốc bổ hư đều vị cam, có thể bổ sung sự khiếm khuyết về khí, huyết, âm, dương cho cơ thể con người. Chủ yếu thích hợp dùng cho các chứng hư bao gồm: Tỳ khí hư, phổi khí hư, thận dương không đủ, tỳ dương hư, thận dương hư, phổi hư, thận hư, tâm huyết hư, gan huyết không đủ, phổi âm hư, vị âm hư, tâm âm hư, gan âm hư, thận âm hư.

Theo sự khác nhau về tính năng, công hiệu và chứng thích hợp của thuốc bổ hư, thuốc bổ hư lại có thể chia làm thuốc bổ khí, bổ dương, bổ huyết và bổ âm.

Điều cần phải lưu ý khi dùng thuốc bổ hư là, thuốc bổ hư chỉ nhằm vào các chứng hư, miễn là những người khỏe mạnh không xuất hiện chứng hư đều không nên dùng. Trường hợp tà thực nhưng chính khí không hư không nên dùng thuốc bổ hư để tránh "chuốc họa vào thân".

Khi sử dụng thuốc bổ hư cần phải lưu ý bảo vệ chức năng tỳ vị, phối chế với các vị thuốc kiện tỳ dưỡng vị để tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thu. Phần lớn thuốc bổ khí đều vị cam, vị ngấy, dẫn đến khí trệ, những người thấp thịnh ứ trệ ở trung vị kiêng dùng. Phần lớn thuốc bổ dương đều thuộc tính ôn táo, thương âm trợ hỏa, những người âm hư hỏa vượng không nên dùng. Phần lớn thuốc bổ huyết và bổ âm đều là chất dính và ngấy, dễ phương hại tới tỳ vị, những người thấp ù tắc trung tiêu, tỳ hư, phân loãng nên thận trọng khi sử dụng.

Bình luận của bạn