10 Biện pháp dưỡng sinh thời cổ đại

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  06/09/2018

  1 nhận xét

42683 lượt xem

 

Hiện nay mọi người rất chú trọng chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, và đã đề ra nhiều cách dưỡng sinh chăm sóc sức khoẻ. Thực ra, ý thức dưỡng sinh của con người trong thời cổ đại cũng không thua kém gì hiện nay, họ không ngừng tìm tòi cách dưỡng sinh và đúc rút ra những cách thức rất hữu hiệu.

Dưỡng sinh tĩnh:

Dưỡng sinh tĩnh thần chiếm ví thế cực kỳ quan trọng trong dưỡng sinh truyền thống. Người xưa cho rằng, Thần là thống trị của sự sống, giữ cho thần khí tĩnh lặng, tâm lý cân bằng có thể nuôi nguyên khí, làm cho ngũ tạng hoà yên, góp phần phòng chống bệnh tật, tăng cường sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Ngược lại, nếu nóng nẩy sẽ hại gan, vui buồn hại tâm, suy tư hại tỳ, ưu phiền hại phổi, hoảng sợ hại thận, thậm chí dẫn đến các hiểm họa không lợi cho sức khoẻ.

              

Dưỡng sinh động:

Người xưa cho rằng "Con người thường xuyên hoạt động sẽ không mắc bệnh". Người xưa đã tìm tòi và hình thành cách dưỡng sinh động như xoa bóp, khí công, thái cực quyền, bát quái chưởng, ngũ cầm hý...trong thực tiễn, nhằm giữ gìn sức khoẻ và kéo dài tuổi thọ. Con người nếu ham muốn an nhàn, thiếu vận động hoặc quá vất vả, sẽ dẫn đến "lao thương", còn gọi là "ngũ lao sở thương", tức nhìn lâu hại huyết, nằm lâu hại khí, ngồi lâu hại nhục, đứng lâu hại cốt, đi lâu hại gân.

Dưỡng sinh ẩm thực:

Ăn uống hợp lý có thể điều hoà tinh khí, cân bằng âm dương phủ tạng, phòng chống bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Ẩm thực phải là "ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, vô súc vi ích, ngũ thái vi sung", và còn phải coi trọng ngũ vị điều hoà, bằng không sẽ dẫn đến dinh dưỡng mất cân đối, thể chất thiếu vi lượng, chức năng của lục phủ ngũ tạng mất cân bằng dẫn đến mắc bệnh.

Dưỡng sinh tẩm bổ:

Y học cổ truyền rất tôn vinh sử dụng thuốc bổ để điều hoà âm dương, bổ ích tạng phủ, bổ máu bổ gan. Tẩm bổ một cách hợp lý có thể tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật, trường thọ. Tẩm bổ vừa phải biện chứng lại phải vừa phải, còn phải cần nhắc đến thời tiết 4 mùa. Khi uống thuốc bổ, chẳng hạn như bổ phổi, thì mùa thu là thích hợp nhất; còn bình thường thì mùa đông là thích hợp.

                    

Dưỡng sinh kinh lạc:

Kinh lạc là một hệ thống "thần kinh" trải khắp cơ chể, nó kiểm soát sự lưu thông của máu và khí, nhằm bảo đảm chức năng bình thường của các tổ chức trong cơ thể. Các nhà dưỡng sinh thời cổ cho rằng, đánh thông kinh lạc là giải pháp tốt nhất, cách đơn giản nhất là thường xuyên kích thích, xoa bóp, châm cứu vào ba huyệt quan trọng của cơ thế, tức huyệt Hợp cốc, huyệt Nội quan và huyện Tam lý ở chân. Huyệt Hợp cốc có thể phòng chống các bệnh bên ngoài và ngũ quan, huyệt Nội quan giúp phòng chống bệnh tim mạch, huyệt Tam lý ở chân có hiệu quả đối với các bệnh liên quan lục phủ ngũ tạng, đặc biệt là hệ thống tiêu hóa.

Dưỡng sinh củng cố khí huyết: Người xưa cho rằng khí huyết là bộ phận tinh hoa trong các chất dinh dưỡng của cơ thể, là nền tảng vật chất cho sự sống, ngũ tạng lục phủ được khí huyết nuôi dưỡng mới có thể duy trì được các chức năng bình thường. Nếu dục vọng quá độ, khí huyết sẽ hao mòn, làm cho cơ thể suy nhược, rút ngắn tuổi thọ. Nếu phụ nữ dục vọng quá độ cũng làm cho thận bị suy yếu, bào mòn. Cách thức dưỡng sinh khí huyết như kết hôn muộn, kiềm chế dục vọng...có thể phòng chống khí huyết bị bào mòn, chống lão hóa.

                                   

 

Dưỡng sinh theo mùa: Sự hoạt động của ngũ tạng lục phủ, khí huyết âm dương của con người cần phải thích ứng với mùa, không nên làm trái mùa. Bởi vậy, người xưa đã đúc kết ra cách thức dưỡng sinh theo mùa từ các mặt: ăn, mặc, ở, đi lại...Điều tiết cuộc sống của mình phù hợp với tình hình sẽ góp phần cho tăng cường sức khoẻ và phòng chống bệnh tật, bằng không ngược xuân sẽ hại gan, ngược hạ sẽ hại tâm, ngược thu sẽ hại phổi, ngược đông sẽ hại thận.

                

Dưỡng sinh tu thân: Những người khoẻ mạnh trường thọ trước tiên đều cần phải bắt đầu từ việc dương sinh tu thân. Thường ngày nên gạt bỏ mọi tư duy tham vọng, nói nhiều lời hay, làm nhiều việc thiện. Những người thường làm những việc có lợi cho người khác sẽ khiến cho bản thân có tấm lòng rộng mở, tâm trạng ổn định.

 

Dưỡng sinh điều tiết khí huyết: Nguyên khí của con người có vai trò tuần hoàn, thúc đẩy và hấp thu dinh dưỡng từ máu, nuôi dưỡng các mô, tổ chức cơ thể người, phòng chống bệnh tật và tăng cường cơ năng phủ tạng. Dưỡng sinh điều tiết khí huyết chủ trương thông qua một loạt biện pháp như: nghỉ ngơi đúng giờ, thuận theo mùa, phòng tránh mệt nhọc, điều tiết ẩm thực, hoà ngũ vị, điều tiết tâm trạng, lời ăn tiếng nói, hít thở...để điều dưỡng nguyên khí, chống bệnh tật và trường thọ.

                         

Dưỡng sinh giải độc: Con người nếu vui buồn thất thường sẽ làm cho âm dương, khí huyết trong cơ thể bị rối loạn, vất vả mệt nhọc dễ làm tổn thương Tỳ, tổn thương do ăn uống dễ dẫn đến sợ nóng, sợ lạnh và nhiều đờm, tổn thương về tâm thân dễ dẫn đến mắc các loại bệnh. Tất cả những gì ảnh hưởng đến sức khoẻ đều được coi là "độc", bởi vậy đề xuất cách dưỡng sinh "giải độc" để bảo toàn nguyên khí. Thông qua điều tiết bằng ẩm thực, uống thuốc và các biện pháp khác để giải độc trong cơ thể, có thể tránh được bệnh tật, chống lão hóa, thường thọ.

Bình luận

  • Na
    .
    Bài viết hay

Bình luận của bạn