6 Biện pháp hiệu quả dự phòng tái phát Sởi tiết niệu

  Tôn Mạnh Cường

  07/10/2017

  0 nhận xét

6 kiến nghị giúp bạn dự phòng sỏi thận, hiệu quả tin cậy !

Dẫn nguồn: Sức khoẻ thường kỳ

 

Cùng với sự xuất hiện cơn đau quặn thận, đau lăn lộn, mồ hôi đầm đìa, vậy tại sao cơ thể thường ngày không sao mà bỗng dưng lại Đau lưng như vậy? Sau khi đến bệnh viện cấp cứu, mới phát hiện nguyên nhân do sỏi niệu quản gây ra. Sỏi niệu quản là một bệnh thường gặp, tỷ lệ phát bệnh cao, vậy làm thế nào để phối hợp cùng bác sỹ điều trị bệnh này cho tốt, xin mời lắng nghe phân tích sau đây.

                                       

Khi gặp tình trạng đau vùng lưng, bụng do sỏi niệu quản gây ra, chúng ta vẫn thường nói cơn đau quặn thận rất hay gặp. Thông thường, nhiệm vụ cấp thiết đầu tiên là đối chứng trị liệu. Giảm đau là nhiệm vụ quan trọng số 1, nếu không bệnh nhân vì cơ đau kịch liệt mà gây ra hàng loạt các biến chứng, nhất là ở bệnh nhân cao tuổi và bệnh nhân có kèm các bệnh mãn tính khác. Một số bệnh nhân có cơn đau quặn thận thường kèm theo có buồn nôn, không thể ăn được, lúc này cần xem xét bổ sung thêm dịch, thêm năng lượng để tăng bài tiết nước tiểu, sẽ có lợi cho việc giảm đau. Nếu có viêm nhiễm, nếu trong nước tiểu thường quy có Bạch cầu niệu tăng cao, thì cần thêm kháng sinh điều trị. Nếu bệnh nhân do sỏi niệu quản mà xuất hiện tình trạng sốt cao, sốc ( shock) do nhiễm khuẩn, vô niệu,... thì cần can thiệp ngoại khoa kịp thời. Điều trị sỏi rất quan trọng. Tốt nhất nên chọn Thạch lâm thông, có thể dung giải bài xuất an toàn các loại sỏi; phương pháp trị liệu an toàn, không tác dụng phụ của Đông y càng ngày càng thể hiện được ưu thế của mình, các bạn có nhu cầu có thể tìm thấy được thông tin trên mạng. Có một số bệnh nhân sau khi điều trị sỏi, suốt một thời gian dài không đi tái kiểm tra lại tại bệnh viện, lại có kết sỏi rất nhanh tái phát.

                                

Về dự phòng chống tái phát sỏi có 6 biện pháp sau:

 

① Hiện nay vẫn công nhận một trong những phương pháp phòng chống sỏi hiệu quả là uống nhiều nước, mỗi ngày uống từ 2-3 lít nước.

 

② Thí nghiệm trên động vật cho thấy, trà xanh có thể ức chế sự hình thành của sỏi thận, ngoài ra, Citric acid được biết có tác dụng ức chế sự hình thành tinh thể hình thành sỏi trong nước tiểu, suy luận theo lý thuyết thì nước chanh (hàm chứa citric acid, lượng lớn vitamin C) có tác dụng nhất định dự phòng chống sự hình thành của sỏi. Nhưng, trà xanh và nước chanh có tác dụng phòng chống hình thành sỏi hay không, thì hiện nay chưa có nghiên cứu lâm sàng liên quan nào chứng minh được.

 

③ Điều chỉnh chế độ ăn, kiêng hoặc hạn chế các thức ăn có hàm chứa oxalate và purin; sỏi acid uric thì nên ăn thực phẩm có tính kiềm, sỏi Phosphate tricalcique có thể ăn nhiều thức ăn có tính chua. Hiện nay các bệnh viện nội khoa tổng quát lớn đều có thể phân tích thành phần sỏi, sau khi tiến hành thủ thuật là có thể biết mắc loại sỏi gì.

 

④ Thuốc điều trị: nếu lượng calxium bài tiết trong nước tiểu cao, có thể uống thuốc nhóm hydrochlorothiazide; nếu lượng oxalate bài tiết trong nước tiểu tăng cao có thể uống vitamin B6; nếu bài tiết lượng acid uric trong nước tiểu tăng cao có thể uống thuốc allopurinol; nếu sỏi do viêm nhiễm thì cần uống thuốc kháng sinh khống chế viêm đường tiết niệu.

 

⑤ Thuốc Đông y: hiện nay thuốc được nghiên cứu nhiều nhất có: Kim tiền thảo; cho rằng nó có tác dụng khống chế sự hình thành của sỏi, nhưng đại đa số là kết quả thí nghiệm trên động vật.

 

⑥ Còn một điểm quan trọng nữa chính là kiên trì tái khám; Sỏi thận là một bệnh suốt đời, kiên trì mỗi năm 1 lần làm siêu âm tái kiểm tra là điều rất cần thiết.

Bình luận của bạn