Đặc điểm chủ yếu trong dưỡng sinh và điều trị của Y dược cổ truyền

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  26/08/2018

  0 nhận xét

12457 lượt xem

 

Dưỡng sinh và Điều trị của Y dược cổ truyền vừa có hệ thống lý luận độc đáo, lại có đặc trưng rõ nét, chủ yếu bao gồm ba đặc trưng: Một là không ngừng biến động tổng thể, thực hiện dưỡng sinh và điều trị một cách biện chứng; hai là vừa là thực phẩm lại là dược phẩm, kết hợp dưỡng sinh với điều trị; ba là điều chỉnh tạng phủ, coi trọng tỳ vị.

 

 

Dược phẩm và thực phẩm có cùng công hiệu là chỉ thực phẩm và dược phẩm đều có tác dụng phòng chống bệnh tật, thúc đẩy phục hồi cơ thể và chăm sóc sức khỏe. Tính năng của thực phẩm và dược phẩm gần giống nhau, đều có đặc trưng về tính, vị và quy kinh. Nói chung thực phẩm thuộc tính hàn, mát cùng dược phẩm thuộc tính hàn, mát đều có tác dụng thanh nhiệt, tiết hỏa; thực phẩm tính ôn nhiệt có tác dụng tán hàn; thực phẩm vị cay có tác dụng phát tán, hành khí và hành huyết; thực phẩm vị chua phần lớn đều có tác dụng co rút, củng cố và chặn giữ; thực phẩm vị đắng phần lớn đều có tác dụng thanh nhiệt Ngũ tạng tức tim, gan, tỳ, phổi, thận và lợi thủy thấm thấp; thực phẩm vị mặn có tác dụng bồi bổ gan thận, ích âm dưỡng huyết.

 

 

Dược phẩm và thực phẩm có cùng nguyên lý là chỉ thực phẩm và dược phẩm có nguyên lý như nhau trong khi sử dụng. Trong dưỡng sinh và điều trị, thực phẩm và dược phẩm đều được lựa chọn sử dụng theo phương pháp biện chứng dưới sự chỉ đạo của lý luận Trung Y. Khi thực phẩm và dược phẩm tác động tới cơ thể con người thì tác dụng của chúng cũng gần giống nhau, tức là thông qua thuộc tính của thực phẩm hoặc dược phẩm để điều tiết âm dương của cơ thể, "hàn giả nhiệt chi, nhiệt giả hàn chi, hư giả thực chi, thực giả hư chi", qua đó khiến cơ thể phục hồi trạng thái cân bằng.

 

 

Kết hợp dưỡng sinh với điều trị là một đặc điểm khác trong Dưỡng sinh và Điều trị của Y dược Trung Hoa. "Hoàng đế Nội kinh" chỉ rõ, "độc dược công tà, ngũ cốc vi dưỡng, ngũ quả vi trợ, ngũ súc vi ích, ngũ thái vi sung, khí vị hợp nhi phục chi, dĩ bổ ích tinh khí". (thuốc chứa thành phần độc tố có thể tấn công tà khí, ngũ cốc là thực phẩm cung cấp dinh dưỡng, hoa quả là thực phẩm hỗ trợ, gia cầm và gia súc là thực phẩm bồi bổ, rau củ là thực phẩm bổ sung, con người hấp thụ khí, vị của các món ăn đó sẽ bổ ích tinh khí cho cơ thể )Quan niệm dưỡng sinh và điều trị của Trung Y không hề chủ trương chỉ trị bệnh bằng thuốc, dùng thuốc chỉ là một thủ đoạn tấn công khi tà khí cơn bệnh hoành hành, một khi tà khí suy sụp thì nên ngừng thuốc. Đặc biệt là những thuốc có tác dụng mạnh và tác dụng phụ càng phải ngừng thuốc sớm, chuyển sang chăm sóc điều dưỡng bằng thực phẩm. Trong cuốn "Thiên kim Yếu phương" Tôn Tư Mạc cảnh báo rằng: "đã là y giả, trước tiên cần phải hiểu rõ nguồn bệnh, tìm ra nguyên nhân gây bệnh, tiến hành điều trị bằng thực phẩm, trường hợp không thu được hiệu quả sau khi điều trị bằng thực phẩm mới áp dụng phương pháp điều trị bằng thuốc". Trị bệnh bằng các món ăn là phương pháp rất tốt về kết hợp dưỡng sinh với điều trị. Kết hợp điều trị bằng thuốc và thực phẩm vừa có thể tăng cường sức khỏe và phòng bệnh, lại có thể trị bệnh. Nói tóm lại, trường hợp phối hợp thực phẩm với dược phẩm, khiến dược phẩm mượn sức mạnh của thực phẩm, thực phẩm hỗ trợ cho công hiệu dược phẩm để đạt mục đích phát huy ưu thế độc đáo và bổ sung lẫn nhau.

Bình luận của bạn