Món ăn có hiệu quả điều trị chứng Gout ngoan cố

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  05/09/2018

  0 nhận xét

69258 lượt xem

Các món ăn có công hiệu dinh dưỡng và điều trị chứng gút do thấp nhiệt trì trệ gây nên

 

 

Chứng gút là căn bệnh do rối loạn trong trao đổi tiết admin, tức là loại chất hữu cơ có tên gọi là kiềm sinh học gây nên, sự biểu hiện trong lâm sàng là thường xuyên tái phát chứng Axit uric cao trong máu kèm theo chứng đau gút viêm thấp khớp cấp tính, urate trầm tích thành kết sỏi, viêm thấp khớp sỏi gút mãn tính và khớp dị hình, thường ảnh hưởng tới chức năng thận, dẫn đến viêm thận mãn tính và viêm thận chức năng cũng như hình thành sỏi thận Axit. Phần lớn là biến chứng của các căn bệnh béo phì, tiểu đường, máu nhiễm mỡ, v.v, thuộc chứng "đau tê" theo phạm trù Trung y học, chủ yếu là do ăn uống không chế độ, tham ăn thịt béo, chức năng tỳ vị suy yếu, đờm thấp ùn tắc kinh lạc, nhiệt độc thâm nhập kinh lạc, khiến khí huyết không lưu thông gây nên. Trong lâm sàng thường gặp chứng gút bởi thấp nhiệt trì trệ, đờm thấp ùn tắc và chức năng gan thận suy yếu gây nên.

Chứng gút bởi thấp nhiệt trì trệ gây nên với những biểu hiện trong lâm sàng là: Các ngón chân và khớp đau dữ dội, phần lớn tái phát khi bị mệt, sau khi ăn cơm, uống rượu, với những biểu hiện là sưng tấy cục bộ, nóng rát, phát sốt, khó chịu, nước tiểu vàng, táo bón, hoặc phân loãng, cảm thấy không thoải mái sau khi đi ngoài, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng và nhầy bẩn, mạch hoạt (trơn ).

Thổ phục linh ninh canh xương sống lợn

 

 

Nguyên liệu: Thổ phục linh 50 gam, xương sống lợn 500 gam.

Phối chế: Xương sống lợn ninh với nước sạch lượng vừa phải, ninh đến còn lại khoảng 1000 mi-li-lít, lấy ra xương sống lợn, gạt sạch lớp bọt. Thổ phục linh thái dạng nhát, bọc trong vải màn, ninh với canh xương sống lợn, đến khi còn lại 600 mi-li-lít là được.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc, bổ thận, chắc xương.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 1 thang, lần lượt dùng hết trong 2-3 lần.

Cà hấp

 

Nguyên liệu: Cà 250 gam, muối 5 gam, dầu vừng 5 gam, bột tỏi 5 gam, xì dầu 15 gam.

Phối chế; Gột vỏ cà, bổ đôi, đưa lên nồi hấp chín, sau khi để nguội cho thêm các gia vị kể trên trộn đều là có thể dùng.

Công hiệu: Thanh nhiệt trừ thấp.

Cách cùng và liều lượng: Ăn trong bữa ăn.

Canh bí đao- đỗ đỏ

 

 

Nguyên liệu: Bí đao 30 gam, đỗ đỏ 15 gam.

Phối chế: Bí đao và đỗ đỏ ninh với nước sạch lượng vừa phải, cho đến chín nhừ, cho thêm gia vị là được.

Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp.

Cách dùng và liều lượng: Dùng với lượng vừa phải trong bất cứ lúc nào.

Cháo đỗ đỏ- hạt ý dĩ

 

 

Nguyên liệu: Đỗ đỏ 15 gam, hạt ý dĩ 30 gam, gạo lốc 30 gam.

Phối chế: Dùng ba nguyên liệu kể trên nấu cháo với nước sạch lượng vừa phải.

Công hiệu: Thanh nhiệt lợi thấp, thông kinh lạc trị chứng đau tê.

Cách dùng và liều lượng: Lần lượt dùng trong bữa sáng và bữa tối.

Cháo Bồ công anh

 

 

Nguyên liệu: Bồ công anh tươi (đề nghị dùng cả rễ) 30 gam, nước sách lượng vừa phải, gạo lốc 50 gam.

Phối chế: Dùng Bồ công anh sắc nước, còn lại khoảng 200 mi-li-lít, lọc bã lấy nước, cho gạo lốc và tăng thêm 400 mi-li-lít nước, nấu cháo loãng, cho thêm đường phèn là có thể dùng.

Công hiệu: Thanh nhiệt giải độc.

Cách dùng và liều lượng: Mỗi ngày 2 lần, ăn cháo dạng ấm, từ 3-5 ngày là một đợt điều trị.