Ngày Tam phục, Đông bệnh hạ trị

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  28/08/2018

  0 nhận xét

78963 lượt xem

 

 

 

 

Dân gian có câu, nóng nhất Tam phục, đông bệnh hạ trị, Tam phục là gì, Đông bệnh hạ trị như thế nào?

Từ xưa xưa, triết gia phương đông đã coi con người và thiên nhiên là một thể thống nhất những nhân tố thời tiết khí hậu, như nhiệt độ không khí, khí áp, độ ẩm, sức gió, độ chiếu sáng, điện từ trường… đều có ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể con người. Cho nên, triết lí cơ bản trong thuật dưỡng sinh và phòng trị bệnh tật là thuận theo âm dương trong trời đất bốn mùa mà điều hòa cơ thể, tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ và phòng chống bệnh tật. Mùa xuân Dương khí phát sinh, mùa hạ dương khí đạt tới độ cực thịnh. Mùa hạ không những là thời gian thuận lợi nhất để bồi dưỡng khí cho cơ thể, mà còn là cơ hội rất tốt để chữa trị các bệnh thường phát tác trong mùa đông. Một số căn bệnh dễ phát tác trong mùa đông, như viêm khi quản, ho lâu ngày, hen suyễn, tê thấp, ỉa chảy … thường gắn liền với trạng thái dương hư của cơ thể. Khi phần dương trong cơ thể bị thiếu hụt, không đủ để cần bằng với phần âm, người xưa gọi đó là chứng bệnh dương hư. Do dương khí thiếu hụt, người mắc chứng dương hư có sức chịu lanh kém, vào mùa đông cơ thể bị suy yếu hơn mùa hè và đó là lý do khiến một số căn bệnh dễ dàng phát sinh.

 

                              

 

Từ xưa Y học cổ truyền đã tìm ra một phương pháp chữa trị chứng dương hư rất độc đáo, đó là lợi dụng sức nóng của mùa hạ để bù đắp cho như vậy là "Đông bệnh hạ trị". Để chữa trị một số bệnh nhất định, từ xưa Y học cổ truyền đã có kinh nghiệm dựa vào những ngày nóng nhất trong mùa hạ để tăng cường dương khí. Phương pháp đông bệnh hạ trị thường đem lại hiệu quả rõ rệt, nhiều trường hợp có thể trị được tận gốc một số bệnh hiểm nghèo.

 

                                     

 

Theo quan sát của người xưa, trong mùa hạ, thường xuất hiện 3 ngày nóng nhất, gọi là 3 ngày phục gọi tắt là tam phục. Để tiến hành đông bệnh hạ trị, trước hết cần tìm các ngày phục, ngày nay muốn tính những ngày phục, phải dựa vào âm lịch. Như ta biết trong âm lịch, ngày tháng được ký hiệu theo hệ thống can chi.

Mỗi ngày đều có cách gọi tên riêng, ví dụ ngày giáp tý, ngày ất sửu, ngày bính dần.. ngày quý hợi. Cách tính các ngày phụ cụ thể như sau: Đầu tiên cầm mở lịch và tìm ngày hạ chí. Trong các ngày sau đó cần tìm các ngày có chữ đầu là canh, cứ 10 ngày liên tiếp lại có một ngành canh. Ngày canh thứ ba tính từ tiết hạ chí chính là sơ phục, ngày canh thứ tư sau hạ chí là trung phục. Muốn tìm nốt ngày phục thứ 3 cần tìm đến tiết lập thu: ngày canh đầu tiên xuất hiện ở sau tiết lập thu sẽ là ngày "mạt phục".

 

 

Nếu mở cuốn lịch năm Mấu Tuất năm 2018 thì Sơ Phục kéo dài từ ngày 17 đến ngày 26 tháng 7, Trung Phục kéo dài từ 27 tháng 7 tới ngày 15 tháng 8, còn Mạt Phục từ ngày 16 đến ngày 25 tháng 8.

Tiếp theo, để thực hiện đông bệnh hạ trị, có thể tiến hành châm cứu, dán cao, đắp thuốc trên một số huyệt vị hoặc uống thuốc bổ dưỡng trong những ngày tam phục. Đối với một số bệnh về đường hô hấp, như hen phế quản, viêm phế quản mạn tính, tâm phế mạn… phương pháp đông bệnh hạ trị có tác dụng đặc biệt. Những bệnh kể trên thường phát tác vào mùa đông, cho nên Y học cổ truyền đã có câu phế ố hàn, tức là phổi sợ mùa lạnh.Và để dự phòng ngay từ mùa hạ cần sớm lo tích trữ thêm năng lượng.

 

                          

 

Mùa đông là thời gian hết sức khốn khổ đối với những người bị bệnh hen suyễn. Gió lạnh vừa về là cơn hen đã có thể phát ra, gây khó thở nghiêm trọng để chữa hen phế quản, Tây Y thường tiêm aminophyline vào tĩnh mạch hoặc sử dụng một số hormone còn y học cổ truyền điều trị bệnh này theo phương pháp: Khi bệnh phát tác thì chữa vào phế, còn lúc bình thường thì chữa vào thận. Khi cơn hen xuất hiện Y học cổ truyền cho bệnh nhân uống thuốc hoặc châm cứu, bấm huyệt để cắt đứt cơn hen. Nhưng kế sách lâu dài là phải chữa vào thận đó là chữa gốc. Mùa hạ cũng là thời gian tốt nhất để chữa vào gốc bệnh. Đối với các bệnh nhân bị hen phế quản, một số nhà y học Trung Quốc đã tiến hành trắc lượng các chỉ tiêu liên quan đến hệ thống miễn dịch và phát hiện thấy các tế bào miễn dịch TH, TS, và Lymphocyte có số lượng thấp hơn người khỏe mạnh, còn tế bào miễn dịch E có xu hướng biến động rất rõ rệt theo mùa. Sau một thời gian tiến hành điều trị theo phương pháp bổ thận để chữa gốc, số lượng các tế bào TH, TS và lymphocyte đều gia tăng và tế bào miễn dịch E không còn biến động rõ rệt theo mùa như trước nữa. Đồng thời các triệu chứng bệnh lý đều giảm đi nhiều. Những ngày tam phục trong mùa hạ chính là cơ hội tốt để tiến hành bổ thận bồi bổ dương khí, đối với những người bị mắc hen phế quản và viêm phế quản mạn tính.

 

 

Vào 3 ngày tam phục có thể dùng bạch giới tử (hạt cải trắng), tế tân, nguyê hô mỗi thứ là 12 gam đem tán nhỏ, trộn với nước gừng và đắp trên các huyệt phế du, tâm du và cách du hoặc trên các huyệt phế du, bách lao và cao hoang, sau đó dùng băng dính cố định lại. Nói chung nếu sau 4 đến 6 giờ thấy nóng rát hoặc đau nhức ở vùng huyệt thì bỏ ra. Nếu chỉ thấy hơi ngứa và nóng thì để thêm vài tiếng nữa hay bỏ ra. Cách 10 ngày làm một lần như vậy, tổng cộng 3 lần trong 1 năm. Liên tục làm như vậy vài ba năm càng tốt.

 

                                

 

Vào những ngày tam phục, có thể uống bài thuốc có tác dụng bồi bổ dưỡng khí, gồm các vị thuốc như sau Đẳng Sâm 12 gam, bạch truật 12 gam, phục linh 12 gam, hoàng kỳ 12 gam, đương quy 10 gam, sơn thù 10 gam, kỷ tử 10 gam cam thảo 3 gam, đại táo 3 trái. Trong những ngày tam phục, có thể dùng 10 gam sâm trắng (Bạch sâm) sắc lấy nước uống. Ngoài ra, đối với những người thể chất hư nhược, từ sau ngày Hạ chí, có thể uống hai ba chục tễ thuốc bổ nguyên khí, như thung dung hoàn, bát vị hoàn… Như vậy có thể tăng cường thể lực và nâng cao sức đề kháng đối với một số bệnh mạn tính trong mùa đông.

(Huyên Thảo trên mạng Sức khỏe và Đời sống)

Bình luận của bạn