CAO SÂM KYONGKO

Nhà sản xuất:  trieu tien

                           

Nhân sâm – một vị thuốc quý trong y học cổ truyền – là loại thảo dược được đánh giá có những công hiệu tuyệt vời như bồi bổ sức khỏe, giúp tăng trí nhớ, chống stress, bảo vệ và tác động lên hệ miễn dịch giúp chống viêm, chống lão hóa cho tế bào, tăng sức đề kháng cho cơ thể…

 

 

Sâm Cao ly ( Triều Tiên ) ở Keaseng được mệnh danh là xứ sở của nhân sâm. Đầu tháng 9 hàng năm là thời điểm bắt đầu vào mùa thu hoạch nhân sâm, vì thế, đây cũng là mùa mua bán nhân sâm nhộn nhịp nhất. Keaseng là vùng đất có lịch sử trồng nhân sâm đã hơn 500 năm. Nhờ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại cùng bề dầy kinh nghiệm trong trồng trọt nên Keaseng đã trở thành nơi chuyên sản xuất nhân sâm.

 

Nhân sâm là một loại dược liệu quý

 

Nhân sâm ở Keaseng được trồng trong khu rừng nguyên sinh thuộc núi Keaseng. Sau khi khai khẩn rừng, người trồng sẽ đào xới đất rồi quy hoạch thành từng luống đất để có thể trồng nhân sâm bằng hạt giống hay củ. Khu vườn trồng nhân sâm phải được che mưa che nắng bằng một tấm bạt căng bên trên. Nhân sâm được trồng như thế trong 3 năm, sau đó được nhổ lên để mang đến nơi khác trồng thêm 3 năm nữa mới được thu hoạch. Nhân sâm được gieo trồng dạng này được gọi là sâm nguyên hoặc sâm vườn. Bên cạnh đó, chúng ta còn có nhân sâm rừng - loại nhân sâm mà người trồng lấy hạt giống từ trái nhân sâm rải khắp trong khu rừng cho chúng tự mọc, tự phát triển mà không cần chăm sóc.

 

 

Ngày nay, con người đã biết rõ quy luật sinh trưởng của nhân sâm. Tính từ lúc trồng đến khi thu hoạch nhân sâm phải mất quãng thời gian từ 6 năm đến 10 năm. Môi trường sống của nhân sâm hoang dã thường là những khu rừng trên núi có độ cao so với mực nước biển từ 1.000 – 2.000 mét.

 

Thời cổ đại, nhân sâm đã được xem là loại thuốc đại bổ nguyên khí, an thần, ích trí, tăng cường thể lực cho người bệnh và kéo dài tuổi thọ cho con người. Không chỉ có thế mà trong sử sách Trung y còn cho thấy, người xưa đã phát hiện nhiều tác dụng của nhân sâm từ rất sớm. Nhân sâm có vị ngọt, hậu đắng, hơi hàn, công dụng chính là an thần, bồi bổ ngũ tạng, giải khí hư, giúp sáng mắt, bổ não…Vào những năm 1960, các nhà khoa học đã tìm ra một chất đặc biệt trong củ nhân sâm tên Ginsenoside. Nó có hoạt tính mạnh mẽ trong tác dụng nâng sao sức miễn dịch cho cơ thể người.

 

Hiện nay, người ta đã có thể trồng được nhân sâm

 

Cư dân ở khu vực núi Keaseng từ lâu đã có truyền thống lên núi tìm nhân sâm. Phong tục này chẳng biết đã có từ bao giờ nhưng đến nay vẫn còn không ít người thích công việc này và xem đó là một nghề cao quý. Đây là công việc rất nguy hiểm và phải nhờ vào duyên may nên những người tìm nhân sâm luôn phải tuân thủ một số quy định nghiêm ngặt. Họ cho rằng, phải tuyệt đối tin tưởng vào những quy định nếu muốn gặp được nhiều thuận lợi trong việc tìm sâm, ví dụ như số người trong đoàn lên núi phải là số lẻ.

 

 

Thời điểm tìm nhân sâm hoang dã thuận lợi nhất trên núi Keaseng là mùa thu. Mùa thu là mùa cây nhân sâm cho quả, quả của loài thảo dược này rất nhỏ, trổ thành một chùm chín đỏ tươi rất đẹp. Chùm quả chín của nó giúp mọi người dễ nhận ra cây nhân sâm giữa rừng xanh rậm rạp. Những người đào sâm trên núi, sau khi hoàn tất công việc thu hoạch củ, thường họ lấy quả của nó rãi ra xung quanh. Người ta trồng nhân sâm bằng cách gieo những quả chín. Cách rãi quả trên rừng như thế sẽ giúp bảo tồn được nguồn nhân sâm trong tự nhiên.

 

 

Quả của cây nhân sâm trổ thành một chùm đỏ, giúp con người nhận ra sự tồn tại của nó giữa cánh rừng rậm rạp

Nhân sâm hoang dã trên núi Keaseng còn được dân địa phương gọi bằng những cái tên khác như “Bổng Chùy” hay “Địa Tinh”. Những tên gọi này xuất phát từ trong các truyền thuyết. Người xưa cho rằng, nhân sâm là một loài thảo dược được kết tinh từ những tinh hoa trong trời đất mà thành.

 

 

Những củ nhân sâm núi lâu năm thường sinh trưởng ở những nơi hẻo lánh trong rừng hoặc trên núi ít có con người đặt chân đến. Khí hậu, thổ nhưỡng, ánh nắng… là những yếu tố tự nhiên vô cùng quan trọng đối với sự hình thành và phát triển của loài thảo dược này. Do rễ nhân sâm rất dài nên quá trình đào củ nhân sâm rất quan trọng, điều này có ảnh hưởng nhiều đến giá trị của củ sâm. Nếu khi đào bất cẩn làm đứt rễ thì củ nhân sâm hoang dã đó cũng không thể nào bán được giá cao nữa. Sau khi được đào lên, việc làm đầu tiên là phải tìm một mảng rêu tảo xanh nào đó bao bọc củ sâm lại để giữ thành phần nước bên trong cho củ sâm được tươi lâu. Sau đó, dùng vỏ cây rừng bao củ sâm lại thêm một lớp nữa.

 

 

Những người tìm nhân sâm luôn là những người rất đạo đức, rất có tâm

Một công việc vô cùng quan trọng của những người đào sâm nữa là sau khi đào phải “làm dấu” một nơi nào quanh đó. Họ phải tìm một cây thông đỏ nào gần vị trí vừa đào củ sâm để khắc dấu lên thân cây. Chỉ cần nhìn vào ký hiệu là những người chuyên đi tìm nhân sâm có thể biết rõ nơi đó đã từng đào được củ nhân sâm và đào vào thời gian nào. Những người tìm nhân sâm luôn là những người rất đạo đức, rất có tâm. Nếu củ nhân sâm còn nhỏ thì họ không bao giờ đào mà để lại cho người đến sau.

                        

Trọng lượng của củ nhân sâm cũng là một trong những yếu tố xác định tuổi thọ của nó. Loại nhân sâm trên 9 lạng được xem là thượng hạng. Thông thường, những củ sâm 7 – 8 lạng đã được xem là vô cùng quý giá.

Nhân sâm là một loại thuốc quý đã được khoa học công nhận, vì thế, nhu cầu sử dụng chúng trên thị trường luôn rất cao.

 

Liên hệ tư vấn : 0911. 806. 806

Hotline: 0911.806.806