Thuật ngữ bào chế thuốc
Nguồn: Bách gia hiệu
Lịch sử lâu đời về bào chế thuốc: Trải qua trường kì thực tiễn điều trị y học của các nhà y dược thời đại lịch sử, không ngừng chế thử, dùng thử và tổng kết đổi mới, đã tích lũy tài liệu kĩ thuật bào chế phong phú, những tài liệu này phần lớn đều thu thập từ trong sách cổ y thời đại lịch sử và tài liệu Bản Thảo. Nhưng trong quá trình học tập, thường sẽ gặp phải không ít những danh từ thuật ngữ chuyên dùng mà khó hiểu, từ đó mang đến không ít khó khăn cho người mới bắt đầu học. trích lục một số thuật ngữ thường gặp, cung cấp cho mọi người khi làm việc và học tập để tham khảo:
Thủy phi: Tận dụng bột thuốc có độ mịn khác nhau mà tính nổi chìm ở trong nước cũng khác nhau nên đạt được bột cực mịn, đồng thời loại bỏ phương pháp tạp chất tan trong nước.
Dùng nước rửa nhanh: Đối với một số thuốc chất lượng giòn, xốp, hút nước nhanh, để tránh thấm nước quá nhiều ảnh hưởng đến thái thuốc, tránh mất đi quá nhiều thành phần hữu hiệu, mà chúng ta lựa chọn phương pháp rửa thuốc nhanh.
Thái phiến: Đem thuốc đã được làm mềm dùng dao thái hoặc máy thái lát, thái thành phiến cực mỏng.
Dùng nước để nghiền: Là chỉ khi nghiền bột cho một ít nước sạch vào trong cối giã để nghiền cùng, nghiền đến khi đạt tiêu chuẩn rồi bỏ ra phơi khô.
Võ hỏa: là chỉ lửa to lửa lớn.
Văn hỏa: Là chỉ lửa nhỏ mà chậm. Dùng nồi đun lửa nhỏ , nhiệt độ khoảng 110℃- 130℃.
Văn võ hỏa: là chỉ độ lửa vừa.
Dùng rượu chế hấp: Đem thuốc sạch hoặc thuốc đã thái lát, cho thêm rượu Thiệu Hưng với lượng đã định, trộn đều. Đến khi rượu đã ngấm vào bên trong các mô của thuốc, sau đó cho vào nồi hấp đến khi phù hợp quy định. Đổ ra, phơi khô hoặc gia công thêm bước tiếp theo.
Dùng nước gừng chế hấp: Dùng gừng tươi với lượng đã định, rửa sạch, xay lấy nước, trộn với thuốc hoặc thuốc thái phiến, đậy kín cho đến khi nước gừng ngấm vào bên trong các mô của thuốc, cho vào nồi, dùng lửa to đun hấp đến khi đạt tiêu chuẩn, bỏ ra phơi khô.
Dùng dấm chưng chế: Đem thuốc sạch đã chuẩn bị sẵn hoặc thái phiến, sau đó trộn đều với dấm gạo đã định lượng, đậy kín cho đến khi nước dấm ngấm vào bên trong các mô của thuốc, sau đó đem thuốc và nước dấm chưa hấp thụ hết cùng đổ vào nồi chưng chế, đậy vung. Chưng cách thủy đến khi đạt yêu cầu, đổ ra phơi khô, hoặc gia công bước tiếp theo.
Sao vàng: Cũng gọi là “sao thơm”, là chỉ dùng văn hỏa hoặc võ hỏa đem thuốc hoặc thuốc thái phiến sống, sao đến khi bề mặt thuốc hơi vàng hoặc màu vàng đậm( nhưng không cháy), từ đó có thể ngửi được mùi thơm vốn có của thuốc.
Sao cháy: Là chỉ dùng văn võ hỏa đem thuốc hoặc thuốc thái phiến sống, sao đến khi bề mặt thuốc có màu cháy nâu xám, màu sắc bên trong đậm dần. Cách làm: Đầu tiên dùng lửa nhỏ đun nóng chảo sắt đến khi nóng ran, sau đó cho thuốc vào không ngừng đảo đều tay, đồng thời đổi sang dùng vừa lửa để tăng nhiệt, sao đến khi đạt yêu cầu rồi đổ ra hong khô.
Sao cháy thành than: Dùng lửa to đem thuốc hoặc thuốc thái phiến sống, sao đến khi bề mặt thuốc có màu cháy đen ( than hóa), bên trong hiện màu cháy nâu xám. Cách làm: Đầu tiên đem chảo sao dùng lửa to đun đến khi cho một ít thuốc vào mà có khói trắng bay lên ( nhiệt độ khoảng 180℃), đem toàn bộ thuốc đổ vào trong chảo, lập tức xịt nước sạch dập tắt lửa. Đổ ra, để nguội, phơi khô. Sau 3 ngày có thể cho vào trong kho để bảo quản.
Sao đất: Là phương pháp dùng đất làm nguyên liệu sao cùng. Cách làm: Dùng đất nung ( Phục Long Can) hoặc Trần Bích Thổ, hoặc Xích Thạch Chỉ nghiền thành bột mịn, cho vào chảo, dùng lửa to đảo đều đến khi nhẹ dễ đảo, cho thuốc vào cùng, chuyển sang dùng lửa nhỏ để sao, sao đảo đều đến khi bề mặt thuốc có màu đất, khi có hương thơm bay ra từ thuốc, đổ ra và sàng loại bỏ đất đi, hong khô là được.
Sao với bột Hoạt Thạch: hay gọi là “ Sấy bột Hoạt Thạch ” là dựa vào bột Hoạt Thạch là một loại nguyên liệu được sao cùng thuốc.
Cách làm: Đầu tiên đem bột Hoạt Thạch đổ vào chảo, dùng lửa to đun đến khi thấy bột Hoạt Thạch ở trạng thái dễ đảo, sau đó cho Đỉa vào sao cùng với bột Hoạt Thạch, không ngừng đảo đều tay, sao cho đến khi bề mặt con Đỉa có màu vàng nâu, đồng thời thấy hơi phồng lên là đổ ra, sàng bỏ bột Hoạt Thạch để thuốc nguội là được.
Sao với muối: Lấy muối nguyên hạt là một loại nguyên liệu sao cùng với thuốc. Cách làm: Cho lượng vừa muối nguyên hạt ( muối hạt to) vào trong chảo, dùng vừa lửa đảo đến 150 ℃ thì cho thuốc sạch hoặc thuốc đã thái đổ vào chảo, tiếp tục đảo đến khi bề mặt thuốc biến thành màu vàng, chất giòn, đổ ra và sàng bỏ muối hạt đi, để nguội là được.
Chế với Mật ong: Là dựa vào Mật ong làm một loại nguyên liệu bào chế cùng thuốc. Cách làm: Lấy Mật ong nấu định lượng, thêm vào một chút nước sôi, pha loãng thành nước Mật ong, đem thuốc sạch hoặc thuốc đã thái trộn đều với nước Mật ong, đậy vào để cho nước Mật ong ngấm vào bên trong các mô của thuốc, sau đó cho vào chảo, dùng lửa nhỏ đảo đến khi không dính tay hoặc mức độ đã phù hợp, đổ ra , để nguội, cất giữ nơi thoáng mát.
Chế với nước vo gạo: Dựa vào phương pháp dùng nước vo gạo làm nguyên liệu bào chế thuốc. Cách làm: Lấy nước vo gạo lần 2 với lượng nước thích hợp, đun sôi, để nguội đến nhiệt độ thích hợp, trộn đều với thuốc sạch hoặc thuốc đã thái phiến, đậy vung vào để cho thuốc ngấm, sau đó cho thuốc vào chảo dùng lửa nhỏ để sao, đảo đến khi bề mặt thuốc có màu vàng lửa là được, đổ ra để nguội, hoặc sau khi làm khô với bước tiếp theo thì bảo quản.
Phương pháp nặn chế: Là một phương pháp đem thuốc chưa qua bào chế, tiến hành xử lý làm nóng khô. Cách làm: Đem thuốc sạch làm nhân,dùng giấy ướt hoặc bột ướt, cám yến mạch ướt, bột Hoạt thạch ướt … để cho thuốc vào và nặn thành viên( dộ dày 0,3 - 0,5cm), vùi vào than nóng, bột Hoạt thạch nóng, để đến khi bề mặt viên của nó có màu vàng cháy thì bỏ ra, bóc bỏ vỏ đi là được.
Nung cháy: Là một phương pháp bào chế, đem thuốc tiến hành xử lý ở nhiệt độ cao cách biệt với không khí. Cách làm: Đem thuốc hoặc thuốc đã thái phiến cho vào nồi, đậy vung nồi sắt để đường kính nhỏ một chút, ở kẽ hở của hai nồi dùng giấy ướt dán chặt, tiếp theo dùng đất sét ướt bít chặt lại, để phòng không khí đi vào trong nồi, dán một tờ giấy trắng ở đỉnh nồi, đầu tiên dùng lửa nhỏ, sau đó dùng lửa to để nung, đợi đến khi tờ giấy trắng trên đỉnh nồi bị cháy thì tắt bếp. Sau khi để nồi nguội hẳn thì đổ thuốc ra.
Phương pháp mọc mầm: Là phương pháp đem các loại thuốc bằng hạt hoặc quả chín đã được làm sạch, sau khi dùng nước sạch làm ướt, duy trì nhiệt độ và độ ẩm nhất định rồi để cho mọc mầm.
Phương pháp lên men: Là phương pháp chỉ dùng thuốc sạch hoặc thuốc bột ( hoặc dựa vào quy định cho thêm phụ liệu với lượng nhất định), dưới điều kiện độ ẩm và nhiệt độ nhất định, tận dụng tác dụng của vi sinh vật, làm cho bề mặt thuốc sản sinh ra sợi nấm màu vàng trắng, đạt được quy cách tiêu chuẩn nhất định.
Bình luận
Bình luận của bạn