Từ tiết khí đến dưỡng sinh

  Tôn Mạnh Cường

  22/08/2018

  0 nhận xét

Tiết khí là một danh từ thường dùng trong âm lịch, một năm có 24 tiết khí, mỗi tháng có 2 tiết khí, ở trước gọi là tiết khí, ở sau gọi là trung khí, như Lập xuân là tiết tháng giêng. Vũ thủy là trung tháng giêng, sau này người ta gọi chung tiết khí và trung khí là tiết khí.

Phân chia 24 tiết khí

Thời gian của mỗi tiết khí trong dương lịch tương đối cố định. 6 tháng đầu, tiết khí sẽ rơi vào ngày 5, trung khí sẽ rơi vào ngày 21; 6 tháng cuối, tiết khí rơi vào ngày 8, trung khí rơi vào ngày 23; có thể dao động khoảng 1 - 2 ngày, như Lập xuân thường rơi vào ngày 3 - 5 tháng 2 dương lịch.

Tên của mỗi tiết khí đều mang một hàm nghĩa riêng. Một năm sẽ có "tứ lập" gồm Lập xuân, Lập hạ, Lập thu, Lập đông phản ánh thời điểm bốn mùa bắt đầu. Đông, hạ gồm "nhị chí" là Đông chí và Hạ chí biểu thị rằng ngày mùa đông, hạ đã hết. Xuân, thu có "nhị phân" là Xuân phân và Thu phân, biểu thị thời gian của ngày và đêm bằng nhau. 5 tiết khí phản ánh sự biến hóa của độ ấm gồm Tiểu thử, Đại thử, Xử thử, Tiểu hàn, Đại hàn. 7 tiết khí phản ánh hiện tượng thời tiết: Vũ thủy, Cốc vũ, Bạch lộ, Hàn lộ, Sương giáng, Tiểu tuyết, Đại tuyết. 4 tiết khí phản ánh hiện tượng mang tính thời vụ của động thực vật cũng như thời tiết gồm Kinh trập (thời gian sâu bọ sinh sản nhiều), Thanh minh, Tiểu mãn, Mang chủng (thời gian các loại ngũ cốc trổ bông).

Lấy Lập xuân làm thời điểm bắt đầu của một năm, thứ tự của các tiết khí là: Lập xuân, Vũ thủy, Kinh trập, Xuân phân, Thanh minh, Cốc vũ (mùa xuân); Lập hạ, Tiểu mãn, Mang chủng, Hạ chí, Tiểu thử, Đại thử (mùa hạ); Lập thu, Xử thử, Bạch lộ, Thu phân, Hàn lộ, Sương giáng (mùa thu); Lập đông, Tiểu tuyết, Đại tuyết, Đông chí, Tiểu hàn, Đại hàn.

Ảnh hưởng của tiết khí lên cơ thể

Tiết khí được xây dựng dựa trên quy luật vận động của mặt trời, trái đất và mặt trăng. Do vị trí trong không gian của mặt trời, trái đất, mặt trăng cũng như các ngôi sao biến hóa không quy tắc liên tục, đồng thời năng lượng của vũ trụ sẽ thay đổi không ngừng, sự thay đổi này biến động lớn nhất giữa các tiết khí.

Tiết là một phần nội dung của âm lịch, xuất hiện vào hơn 2000 năm trước ở khu vực trung nguyên, Trung Quốc. Nhưng không có nghĩa là nó chỉ có ảnh hưởng đến khu vực này, bởi vì Tiết khí được sinh ra từ quy luật vận hành của mặt trời, trái đất, mặt trăng và các ngôi sao, cho nên sự biến hóa của năng lượng vũ trụ sẽ ảnh hưởng lên bất cứ nơi đâu trên trái đất, không phân Bắc bán cầu, Nam bán cầu, cũng như Tây bán cầu, Đông bán cầu.

Dưỡng sinh lập thu

Tiết Lập Thu năm nay rơi vào ngày 7 tháng 8. Lúc này mặt trời đã ở 135 độ hoàng kinh. Bắt đầu từ ngày này, trời cao trong xanh, có gió mát, nhiệt độ dần hạ xuống. Các vùng miền khác nhau do chênh lệch về địa lý nên ngày Lập thu không phải đều bước sang mùa thu mát mẻ. Xét về đặc điểm khí hậu, do nhiệt độ cao lúc cuối hạ chưa tan hết, đặc biệt là trước sau lập thu, nên rất nhiều nơi vẫn chìm trong không khí nóng. Khí hậu nóng bức sẽ tiếp tục kéo dài đến trung hạ tuần tháng 9, thời tiết mới thực sự trở nên mát mẻ dễ chịu. Nhiệt độ lúc này đã không còn giống với nhiệt độ mùa hạ, sau lập thu không khí buổi sáng sớm và tối thường rất mát mẻ, nhưng nhiệt độ của buổi trưa vẫn rất cao.

* Đặc trưng của tiết Lập Thu

Đặc trưng thời tiết của tiết lập thu cũng chia thành ba hậu rõ rệt:

- Hậu đầu tiên: thời tiết đã mát mẻ, vì lúc này, không còn thường xuyên xuất hiện gió nam nóng nực hư mùa hè, mà bắt đầu có gió bắc, nên người ta thường nói : "hậu thứ nhất gió mát đến".

- "Hậu thứ hai sương trắng rơi", do ban ngày ánh sáng mặt trời còn rất gay gắt, nên gió thổi ban đêm hình thành tạo nên chênh lệch nhiệt độ nhất định giữa ban ngày và ban đêm, hơi nước trong không khí ngưng tụ kết thành sương rơi xuống.

- Hậu thứ ba là ve sầu kêu, ve sầu có đủ thức ăn, nhiệt độ lại phù hợp nên lại cất tiếng kêu báo hiệu mùa hè nóng bức đã qua, nên người ta vẫn gọi hậu thứ ba là "ve lạnh kêu". Nhưng cách nói của hậu thứ ba chưa hoàn toàn thể hiện được trạng thái lạnh của thời tiết lập thu. Dựa vào tổng kết kinh nghiệm nhiều năm, Lập thu ở giai đoạn cuối của ba ngày Phục, mặc dù đã có gió mát thổi về nhưng nhiệt độ buổi trưa vẫn rất cao, lượng mưa lúc này cũng giảm dần, nhiệt độ mặt đất có khi vượt quá ngày Phục thứ nhất và ngày Phục thứ hai, vì thế dân gian gọi thời điểm này là "hổ mùa thu".

* Dưỡng sinh trong tiết Lập thu:

Sự biến đổi của toàn bộ thế giới tự nhiên là một quá trình tuần tự tiệm tiến. Khí hậu lập thu là lúc thời tiết chuyển từ nóng sang mát mẻ, cũng là thời kỳ dương khí bắt đầu thu lại, âm khí lớn dần, từ dương thịnh chuyển sang âm thịnh, là mùa vạn vật đủ chín để có thể thu hoạch. Đây cũng là thời kỳ quá độ xuất hiện dương tiêu âm trưởng trong quá trình trao đổi âm dương của cơ thể con người.

Trong lí luận Đông y, thuộc tính ngũ hành của sự vật đều được phân loại theo kiểu quy nạp: Ngũ âm, ngũ vị, ngũ sắc, ngũ hóa, ngũ khí, ngũ phương, ngũ quý trong thế giới tự nhiên; ngũ tạng lục phủ, ngũ quan ngũ hình, ngũ thanh trong cơ thể con người. Từ đó có thể thấy mùa thu ứng với phế, phế ở chí là bi (buồn), buồn rầu dễ làm tổn thương phế, khí phế suy khả năng chịu đựng những yếu tố kích thích không tốt của cơ thể sẽ giảm xuống, tinh thần dễ ủ rũ, chán chường. Vì thế khi tiến hành dưỡng sinh, tuyệt đối không đi ngược lại với quy luật tự nhiên, tuân theo cương yếu của người xưa, "khiến tinh thần yên tĩnh để giảm bớt sát khí mùa thu, thu thần khí để khí thu bình, không để chí ở bên ngoài, khiến phổi khí trong sạch, ứng với khí mùa thu".

- Điều dưỡng tinh thần:

Muốn cho nội tâm yên tĩnh, tinh thần vui vẻ, tâm trạng thoải mái, tuyệt đối không nên đau buồn phiền muộn. Cho dù gặp phải chuyện đau buồn cũng nên chủ động hóa giải, tránh sát khí mùa thu. Bên cạnh đó cần thu thần khí để thích ứng với khí thu bình hòa

- Điều dưỡng sinh hoạt hàng ngày:

Lập thu, trời cao trong xanh, không khí mát mẻ, nên bắt đầu "ngủ sớm dậy sớm, sinh hoạt giống như loài gà", dậy sớm để thuận ứng với sự thu lại của dương khí, dậy sớm để khí trong phế đầy đủ, thanh sạch. Lập thu là giai đoạn mở đầu của mùa thu, khí hậu nóng bức vẫn chưa hết, vì thế không nên mặc quá nhiều quần áo, nếu không sẽ ảnh hưởng đến khả năng thích ứng của cơ thể đối với sự thay đổi thời tiết chuyển lạnh mà dễ mắc cảm lạnh.

Bình luận của bạn