Kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại

  Ncs, Ths, Bs Tôn Mạnh Cường

  15/05/2020

  2 nhận xét

56894 lượt xem

 

PGS.TS - NCV cao cấp Nguyễn Thượng Dong

Nguyên lý cơ bản của Y học cổ truyền (YHCT) là “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” trong đó con người là một tiểu vũ trụ, lấy Triết học cổ đại phương Đông làm cơ sở lý luận. Triết học cổ đại viết trong Kinh Dịch (2852 – 2737 trước CN) sau đó được Văn Vương (TK 11 trước CN) và Khổng Tử (557 – 479 trước CN) soạn thành sách. Dịch học đã tổng kết được các quy luật của tự nhiên, con người và xã hội, như quy luật  “Âm – Dương” tương phản, tương giao, tương cầu, tương ứng…phản ánh sự thống nhất và mâu thuẫn của 2 mặt đối lập và quy luật “Phản Phục” về vận động của tự nhiên là biến đổi một cách tuần hoàn.

 

 

Theo thuyết Âm – Dương, tinh thần và thể xác không tách rời nhau, mỗi tác động xấu/tốt lên thể xác đều ánh xạ lên tinh thần và ngược lại. Mọi  thái quá đều có hại, Âm cực thì sinh Dương, Dương cực sinh Âm. “Thiên – Địa – Nhân hợp nhất” là cách sống cộng sinh, hài hòa với tự nhiên, thì tốt cho sức khỏe…

Y học hiện đại (YHHĐ) biết sâu về cơ thể người bệnh đến mức độ tế bào, cơ chế bệnh sinh đến mức phân tử, nhưng biết rất ít về trí tuệ và tinh thần của người bệnh này khác với người bệnh khác, mặc dù cả hai đang bị chung một chứng bệnh. YHHĐ đã vẽ được bản đồ gen, nhưng chưa thể vẽ được bản đồ tinh thần của con người. Chỉ khoảng vài chục năm gần đây, YHHĐ mới công nhận sức khỏe bao hàm cả trạng thái tinh thần của người bệnh.

Con người đã tồn tại trên trái đất khoảng 10.000 thế kỷ. Thời tiền sử chiếm 9.900 thế kỷ, chỉ có 1% (tương ứng 100 thế kỷ) là của loài người “trí tuệ”, nhưng chỉ trong vòng 200 năm gần đây, cách mạng  KHKT và cách mạng công nghệ – công nghiệp mới phát triển. Vậy quá trình phát triển từ “người tiền sử” đến “người trí tuệ” và sau đó là “con người KHCN”, chưa hề có tác động của một nền y học nào cả? Mà con người chỉ phát triển thuận theo các quy luật tự nhiên. Đây là xuất phát điểm lý luận của Y học phương Đông. Nhưng Y học cổ truyền phương Đông cũng chưa chứng minh được, mà chỉ tiếp cận sức khỏe, bệnh tật trên phương pháp tư duy tổng thể và diễn đạt một cách trừu tượng, ít có tính định lượng. Chính vì thế mà người xưa chỉ nói “Tri kỳ nhiên, bất tri kỳ sở hữu nhiên” nghĩa là “Biết là thế, nhưng chưa hiểu vì sao lại thế”.

 Khoa học hiện đại dựa trên cơ sở của chủ nghĩa duy lý phương Tây, tuyệt đối hóa các hiểu biết về vũ trụ, tự nhiên, xã hội và con người về phương diện vật chất, mà không quan tâm đến tinh thần, tuyệt đối hóa vai trò của thực nghiệm, coi đó là phương pháp duy nhất để nghiên cứu về con người và bệnh tật, chính vì vậy mà coi YHCT là không có cơ sở khoa học (Đặc biệt từ khi phát minh ra sulphamid (1930) và kháng sinh (1940). Nhưng YHHĐ lại tự cho phép mình tiếp cận với bệnh tật một cách phiến diện, theo kiểu “lát cắt”, như cách giải quyết bệnh viêm nhiễm là do vi khuẩn gây ra và chỉ cần kháng sinh là chữa khỏi. Trong khi đó YHCT lại tiếp cận với bệnh tật một cách hệ thống, điều trị bệnh nhưng không làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thể trạng con người.

 Một số giả thuyết do trực quan thiên tài của người xưa, ngày nay khoa học đã chứng minh là đúng. Như vậy một số lý luận mới ở mức giả thuyết, chưa được khoa học chứng minh, chứ chưa hẳn giả thuyết đó là sai. Vấn đề là phải trả lời được câu hỏi : YHCT chưa có cơ sở khoa học vững chắc hay YHCT không bao giờ có cơ sở khoa học? Nếu chưa chứng minh được YHCT là sai, thì phải công nhận lý luận và phương pháp của YHCT là đúng – mặc dù khoa học hiện đại chưa chứng minh được, chứ không phải là không chứng minh được.

Năm 1062, YHCT bắt đầu sử dụng phương pháp đối chứng so sánh, như so sánh sức bền của người uống nhân sâm, với người không sử dụng nhân sâm, khi chạy trên cùng một quảng đường. Nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được những đòi hỏi nghiêm ngặt của KHHĐ. YHCT chủ yếu được tổng kết từ kinh nghiệm điều trị, nhưng nó vẫn cần được bổ sung bằng những nghiên cứu thực nghiệm, thiết kế trên các mẫu nghiên cứu ngẫu nhiên, để tiến tới một nền y học bằng chứng.

 

 

 YHCT Việt Nam, một mặt có chung đặc điểm của YHCT phương Đông, nhưng còn có bản sắc riêng của nền YHCT nhiệt đới, do người Việt Nam có đặc điểm thể trạng riêng, điều kiện kinh tế xã hội và phong tục tập quán riêng, lại ở vùng khí hậu nhiệt đới – gió mùa, là nguyên nhân của nhiều chứng bệnh “thời khí” như phong hàn, phong nhiệt... Chính vì thế mà Tuệ Tĩnh đã đúc kết trong tác phẩm “Thập Tam Phương Gia Giảm” như sau :

        “Phương tuy chẳng nhiều, gia giảm khá đậm để theo chứng chọn dùng

         Thuốc chẳng câu nệ, Nam Bắc tùy nghi mà kịp thời ứng dụng”.

     Hay trong “Nam Dược Quốc Ngữ Phú” ông viết : “Tôi tiên sư kính đạo tiên sư/Thuốc Nam Việt chữa người Nam Việt”.

Cách và kinh nghiệm sử dụng các vị thuốc của các nền YHCT khác nhau cũng khác nhau. Vị thuốc Kha tử (ở nước ta còn gọi là Chiêu liêu, tên khoa học là Terminalia chebuta), Việt Nam sử dụng trị chứng tả lị (bột kha tử) khi thêm cát cánh, cam thảo thì trị ho. Hải Thượng Lãn Ông viết về kha tử như sau : “Kha tử vốn xưa vị đắng thay/Sáp tràng ngừng lị nó đều hay/Lại trừ đờm ho cùng suyễn cấp/Giáng hỏa hòa gan liễm phế này/Luộc chín rồi đâm cho nhỏ mịn/Thêm vào thang thuốc lệ xưa nay/Nếu không kha tử thay bằng trám/Trám trắng thay dùng cũng tạm đây”.

 

 

 Tại Trung Quốc, kha tử gọi là “Kha lê lặc, Kha tử thán, Kha tử nhục”. Có công năng thu liễm phế, sáp xịt ruột. Trị xích lị, viêm niêm mạc ruột, khí lạnh, tâm bụng chướng đầy, tiêu thức ăn qua đêm, thông tân dịch, phá khí kết, đuổi tràng phong, mở vị, trị khí do quá uất mà yết chướng đầy, suyễn gấp. Họ cho rằng vị chua mà đắng của Kha tử thì có ích cho đờm, trừ phiền. Hợp dùng với Nhân sâm, hay Bạch truật thì ích cho tỳ. Cùng với Trần bì thì hạ khí, cùng với Ngũ vị thì liễm thu phế khí. Sau này Trung Quốc đã chứng minh, Kha tử làm tăng tác dụng của pepsin, cải thiện khả năng co bóp hệ tiêu hóa, tăng tiết dịch tiêu hóa, kháng khuẩn và tăng vận chuyển huyết dịch, vì vậy mà lợi cho tiêu hóa. Như vậy, cách hiểu về tác dụng  của Kha tử sâu hơn cả về cơ chế tác dụng.

 Tại Ấn Độ, chỉ sử dụng độc vị . Một lương y có tên là Vagbhata ở thế kỷ thứ 7 sau công nguyên, đã đánh giá tác dụng của kha tử trên nhiều bệnh nhân bị bệnh tim, ông nhận thấy Kha tử có tác dụng bổ tim, đặc biệt bệnh thiếu máu cơ tim, nhịp tim không đều…Chính vì thế mà “Hội người cao tuổi Ấn Độ” đã đưa ra 10 lời khuyên, trong đó có điều khuyên nên ăn 1 quả kha tử vào buổi sáng sau khi tập Yuga và uống sữa.

Ở phần còn lại của thế giới, gọi kha tử là cây “Anh đào beleric”, dùng để điều hòa huyết áp, hạ cholesterol máu, trị động mạch vành và sơ vữa động mạch…

Nước ta, một số vị thuốc Nam nhưng hàng nghìn năm nay vẫn mang xuất sứ là thuốc Bắc như : Ý dĩ, Trầm hương, Uất kim, Tô hợp hương, Tử tô, Thạch lưu hoàng, Bạch hoa sà, Yêm ma lặc, Tỳ lê lặc, Tô phương lặc, Bạch mao căn, Tô mộc, Cao ngọc long, Sử quân tử, Kỳ lân kiệt, Hoài hương, Bạch thượng lưu hoàng, Giáng chân hương, Quang hương, Hoàng liên, Bạch đầu ông, Chu sa, Xạ hương, Sừng tê giác, Thủy an tức, Khí tiết, Bàng đại hải, Sản tử, Bạch duyên tử, Gián tử, Dầu đinh hương… (Tất cả 82 vị). Ngoài ra một số y văn như : “Cúc Đường Chí Cảo” của Trần Nguyên Đào, “Dược Thảo Tân Biên” của Nguyễn Chí Tân, cũng thành Hán y văn (Theo Lịch sử trao đổi văn hóa về Y Dược giữa 2 nước Trung – Việt của Phùng Hán Dung).

Đã đến lúc Y lý và Y đạo cổ truyền phải kết hợp với khoa học thực nghiệm, để làm sáng tỏ cơ sở khoa học của những điều tưởng như “huyền bí” của bao thế hệ người xưa để lại. Trước tiên phải thừa kế cả lý luận và phương pháp của YHCT, sau đó sử dụng KHHĐ để chứng minh và nâng cao. Hiện đại hóa thuốc cổ truyền là thừa kế các vị thuốc, nhưng phải tiêu chuẩn hóa chúng, đánh giá độ an toàn và  chứng minh các tác dụng của chúng. YHCT cần được hiện đại hóa để tránh nguy cơ trở thành một thứ đồ cổ trong chiều sâu của thời gian.

Hiện đại hóa nhưng vẫn giữ bản sắc của YHCT là phải nắm vững tính năng, quy kinh và phép bổ tả của thuốc YHCT, đồng thời tôn trọng phép phối ngũ, để bảo toàn tác dụng dưới những dạng bào chế mới. Hiện đại hóa mà đánh mất bản sắc của YHCT là đánh mất viên ngọc quý của YHCT.

 

 

Ưu điểm của YHCT là ít tác dụng phụ, vừa điều trị vừa nâng cao thể trạng. Còn ưu điểm của YHHĐ là chuẩn đoán chính xác, thời gian điều trị nhanh, liều chính xác, dễ quản lý chất lượng thuốc… Trong YHCT chẩn đoán dựa vào : Vọng chẩn (quan sát bệnh nhân và hoàn cảnh) Văn chẩn (lắng nghe âm thanh và tâm sự của bệnh nhân) Vấn chẩn (hỏi bệnh nhân và người nhà) và Thiết chẩn (khám bệnh bằng tay hoặc dụng cụ). YHCT kết luận bệnh dựa trên y lý Đông y, còn YHHĐ kết luận bệnh dựa trên kết quả xét nghiệm tiền lâm sàng. Nên chăng chẩn đoán trong YHCT nên kết hợp với phương pháp chẩn đoán của YHHĐ. Cũng nên nghiên cứu để xác định đúng liều sử dụng, đặc biệt là dạng bào chế tiện dùng. YHHĐ cũng nên nghiên cứu nguyên lý điều trị của YHCT là tạo nên trạng thái cân bằng các chức năng trong cơ thể, bên cạnh cách điều trị trực tiếp vào nguyên nhân gây bệnh, đặc biệt giảm tác dụng có hại của  tân dược. YHHĐ cũng nên tham gia chứng minh khái niệm “Quân – Thần – Tá – Sứ” của thuốc YHCT, để giải thích tại sao một số chất tinh khiết không có tác dụng, mà cao toàn phần lại có tác dụng?, như các vị thuốc Actiso, Bạch quả…). Hiện đại hóa YHCT, kết hợp YHCT với YHHĐ là xu hướng kết hợp những mặt tích cực của 2 nền văn minh Đông – Tây.

    

Bình luận

  • Assicky
    .
    It lifts you and makes you understand that he has confidence in you lasix nursing implications
  • sonsInves
    .
    commander du viagra sur internet Cthxpk https://bestadalafil.com/ - cheapest cialis Vaxtnv buying cialis online reviews Prix Du Cialis Avec Ordonnance Cialis 20mg Erfahrungsberichte Ujecpc https://bestadalafil.com/ - Cialis Cialis 10 Mg Indicazioni

Bình luận của bạn